Chia sẻ kinh nghiệm du lịch Ấn Độ mà bạn cần biết
Nhắc đến Ấn Độ thì bất cứ ai cũng biết rằng đây là một đất nước rộng lớn với nhiều tôn giáo và các nền văn hóa khác nhau. Nếu bạn không có những kinh nghiệm du lịch Ấn Độ cần thiết trước khi đến thì sẽ phát sinh những trường hợp bạn không thể nào biết trước được. Chính vì vậy nên sự chuẩn bị kỹ càng sẽ luôn cần thiết khi đến với đất nước này.
Để tránh bị hoang mang khi vừa đặt chân đến để du lịch thì sẽ có những lưu ý mà bạn cần xem qua để có thêm nguồn kiến thức cho riêng bản thân mình. Những điều này cũng sẽ được website rao vặt Phan Bội Châu thể hiện trong bài viết sau một cách tường tận nhất, bạn hãy cùng xem qua nhé.
Những lưu ý khi đến du lịch tại Ấn Độ
Bạn cần lưu ý những điều sau đây để chuyến du lịch trở nên trọn vẹn hơn.
Quy định từ hải quan Ấn Độ
– Mỗi quý khách chỉ được phép mang tối đa 20kg hành lý cần thiết của mình khi ký gửi và 0,5kg hành lý được xách tay miễn cước. Nếu hành lý quá số cước quy định thì cần phải trả tiền theo quy định của Hãng bay với giá 8US/1kg.
– Những hành lý có giá trị như: máy quay phim, máy ảnh, băng đĩa có nội dung…cần phải để ở túi xách tay và phải khai báo đầy đủ trong tờ khai Hải Quan tại sân bay trước khi xuất cảnh để không phải gặp trường hợp đóng thuế khi nhập cảnh về nước.
– Số tiền được mang theo của mỗi người là 3.000 USD. Vàng bạc và các nữ trang mang trên người nếu không quá 8 lượng thì sẽ không cần phải khai báo. Hàng hóa miễn thuế được mang theo sẽ bao gồm rượu các loại dưới 1 lít và thuốc lá nếu dưới 200 điếu. Tổng lượng hàng hóa khi mang về Việt Nam không quá 300 USD.
=>> Chú ý: Theo những chia sẻ về kinh nghiệm du lịch Ấn Độ cần biết thì bạn không nên mang các vật làm hung khí như dao, kéo…trong hành lý xách tay hoặc hành lý ký gửi. Tuyệt đối không mang hàng quốc cấm khi xuất cảnh.
Tiền tệ tại Ấn Độ
Tiền Ấn độ sẽ được tính là Rupee, tại nơi này chỉ sử dụng tiền hiện hành trong nước với mọi giao dịch hoặc mua bán. Để sử dụng thì bạn cũng có thể đổi tiền tại sân bay, siêu thị hoặc các quầy đổi tiền. Không nên giao dịch đổi tiền với những người lạ mặt khi tiếp xúc và tại khách sạn cũng vậy, vì tỉ giá đổi ra rất thấp. Tiền đô la mỹ và ngoại tệ sẽ được sử dụng để đối sang tiền Ấn Độ.
Trang phục và điện thoại tại Ấn Độ
– Trang phục tại nơi này thường sẽ thuộc dạng gọn nhẹ, bạn nên mang theo quần áo có loại vải không cần ủi để tiết kiệm chi phí giặt ủi tại khách sạn và vừa đủ trong lúc du lịch. Giày thì chỉ nên mang những loại đế thấp và gọn nhẹ.
– Điện thoại tại đây khi muốn liên lạc về nước thì bạn có thể mua Phone Card để gọi quốc tế. Mã vùng để gọi về là 00 + 84 + Mã vùng (bỏ số không đầu) + số muốn gọi. Ngược lại, gọi điện thoại di động ở Việt Nam qua là: 00 + 849+ 0(1)xxxxxxx.
===> Xem thêm: Đúc kết những kinh nghiệm du lịch An Giang
Mua sắm, Ẩm Thực ở Ấn Độ
– Mua sắm tại đây được dùng bằng tiền Ấn Độ, có thể trả bằng USD nhưng tỷ giá sẽ thấp hơn ở Ngân Hàng. Nếu mua tại các khu chợ sỉ, lẻ hoặc chợ trời thì bạn cần nên xem kỹ về chất lượng hàng hóa và nhất thiết phải trả giá đối với mỗi mặt hàng cần mua.
– Tại các siêu thị thì đều có giá niêm yết trên sản phẩm nên bạn không cần phải trả giá, nhưng đối với doanh nghiệp tư nhân đặt trong siêu thị không có đồng phục thì bạn vẫn có thể mặc cả khi mua.
Những Phong tục tập quán và một số lưu ý khác khi du lịch tại Ấn Độ
– Đa phần những người Ấn Độ theo đạo Hồi Giáo nên sẽ không ăn thịt heo. Còn những người theo Ấn Độ Giáo (Hindu) thì không ăn thịt bò.
– Trong lúc giao tiếp thì phải tiếp xúc với người đàn ông trước rồi sau đó mới được tiếp xúc với người phụ nữ. Lúc xã giao thì chỉ cần chào bằng cách chắp 2 tay vào nhau, để dưới cằm và nói Lamaska” ( chào).
– Người Ấn Độ thường không bắt tay hoặc ôm hôn nhau nơi công cộng mà sẽ tỏ lòng kính trọng theo kiểu chắp hai tay và vái nhẹ, đồng thời khẽ nghiêng đầu. Chủ đề cần né tránh nhắc đến đó là vấn đề về cá nhân, nạn đói cũng như nhận sự viện trợ từ nước ngoài.
– Khi được tặng quà thì không được mở khi có mặt người tặng, không gói quà bằng giấy màu đen hoặc trắng bởi vì đó được xem là những màu không may mắn. Thay vào đó những gói quà được bọc bằng giấy màu xanh, đỏ hay vàng là những điều nên làm trong trường hợp này.
– Gọi điện thoại từ khách sạn ra ngoài, các loại thức uống trong khách sạn khi sử dụng, bạn phải tự trả tiền. Phí giặt ủi tại khách sạn nơi đây rất đắt và mỗi khi ra khỏi phòng phải đóng cửa và gửi chìa khóa ở quầy tiếp tân.
– Các hành lý, tư trang phải khóa lại cẩn thận và không nên để những món đồ có giá trị lớn tại khách sạn. Nên giữ thông tin của khách sạn mình lưu trú để đề phòng khi lạc đường.
– Đừng quên mang theo những loại thuốc thông thường và cần thiết từ nước mình qua vì ở đây mỗi lần mua thuốc là cần phải có đơn từ bác sĩ và giá rất mắc.
Đó là những kinh nghiệm du lịch Ấn Độ cần thiết mà bạn cần nên biết để chuẩn bị trước khi đến nơi này. Đồng thời có những kiến thức này cũng hỗ trợ tốt trong việc giao tiếp, hoạt động tham quan, du lịch để tạo sự thoải mái và có chuyến du lịch trọn vẹn.